Hai người đang đứng trong một trung tâm dữ liệu kiểu vị lai và cùng xem màn hình laptop

Tìm Loại Ổ SSD Tốt nhất cho Trung tâm Dữ liệu của Bạn

Trước tình hình các trung tâm dữ liệu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào ổ cứng thể rắn (SSD), việc mua được loại SSD phù hợp có thể tác động mạnh đến hiệu năng, chi phí và vòng đời cho trung tâm dữ liệu của bạn. Với vô vàn lựa chọn có sẵn trên thị trường, người mua cần đặt ra một số câu hỏi để đảm bảo rằng loại SSD mà họ chuẩn bị lắp vào máy chủ có thiết kế phù hợp giúp đáp ứng nhu cầu của công ty. Dù có nhiều yếu tố cụ thể chi phối hướng tiếp cận của người mua, như thay thế hẳn ổ cứng sang SSD hay chỉ tăng dung lượng cho bộ nhớ hiện có, trả lời các câu hỏi cơ bản dưới đây có thể giúp họ tránh đầu tư vào loại SSD không phù hợp:

Cần bao nhiêu dung lượng, cả bây giờ và sau này?

Khi tìm kiếm SSD, hầu hết chúng ta bắt đầu với tiêu chí về dung lượng. Có thêm dung lượng chắc chắn là một điều hữu ích, nhưng cũng như hầu hết các tính năng khác, số tiền chi thêm để mua chưa chắc sẽ giúp tăng hiệu năng trong mọi tình huống. Thay vào đó, người mua nên cân nhắc mức dung lượng cơ sở cần có dựa trên loại dữ liệu, thời gian lưu trữ và lượng đầu vào dự kiến cho hệ thống. Tùy vào ngân sách phân bổ và mức sử dụng dự phóng trong tương lai gần, người mua cần tăng mức dung lượng mục tiêu, trong đó có cân nhắc đến yếu tố “phù hợp với nhu cầu về sau”.

Trả lời được câu hỏi này có ý nghĩa tối quan trọng: bởi một chiếc SSD dung lượng lớn có thể tốn kém hơn mà chỉ mang lại rất ít lợi ích tức thì, ngược lại SSD không đủ dung lượng có thể làm giảm hiệu năng, mất dữ liệu, gây ngừng hoạt động, khiến người dùng khó chịu và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, đồng thời còn có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu, mất các thông tin trọng yếu và làm tăng chi phí. Một bên là sự tự do khi có thêm dung lượng, một bên là chi phí cần bỏ ra khi mua thêm bộ nhớ. Cân bằng giữa hai yếu tố này là một bước cốt lõi khi chọn mua SSD.

Bạn Thực sự Cần Hiệu năng Mạnh đến Mức nào?

Một người nào đó đang lắp ổ SSD Kingston DC600M vào bank máy chủ.

Các công nghệ tân tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet Vạn Vật (IoT) đang càng ngày càng làm mưa làm gió trên thị trường, khiến nhu cầu về bộ lưu trữ dữ liệu cũng tăng theo. Cụ thể hơn, chúng ta cần trang bị bộ nhớ hiệu năng cao, độ trễ thấp để hỗ trợ và cho phép chạy các khối lượng công việc phức tạp với dung lượng cao. Và để có bộ nhớ đó, chúng ta cần các ổ SSD.

Khi chọn SSD, cần đảm bảo rằng tốc độ Đọc/Ghi của ổ đủ cao để có thể hỗ trợ tần suất và cường độ tra cứu dữ liệu. Ngoài các thông số kĩ thuật đơn thuần về tốc độ, độ trễ cũng là một yếu tố quan trọng khác. Độ trễ thấp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những tình huống dự kiến sẽ bùng nổ về số lượng hoạt động cần xử lý, như trong các thời kỳ có nhiều chương trình khuyến mại hay khi cần xử lý các lệnh giao dịch trực tuyến dồn dập.

Những loại nào tương thích với hệ thống của bạn?

Ổ SSD dung lượng cao và hiệu năng đứng đầu cũng chỉ vô dụng nếu chúng không thể giao tiếp với hệ thống bạn đang dùng. Tính tương thích là một yếu tố quan trọng khác, đặc biệt khi quyết định giữa kích cỡ của SSD NVMe M.2 và 2,5 inch dành cho trung tâm dữ liệu thông thường hay loại cấp doanh nghiệp. Với PC cỡ nhỏ hay trạm làm việc có không gian hạn chế, ổ SSD NVMe M.2 thường là lựa chọn phù hợp nhất giúp cung cấp bộ lưu trữ tốc độ cao. Với máy chủ cấp thấp hoặc những dự án cần có độ tương thích rộng, thì ổ SATA 2,5 inch là loại bộ nhớ đa dụng thích hợp.

Nhiều bo mạch chủ bộ nhớ hiện đại có sẵn đầu nối SATA cho ổ SSD 2,5 inch, một số loại còn có cả khe cắm NVMe M.2. Tuy nhiên, người mua cần xác minh khả năng tương thích cụ thể của bo mạch chủ máy chủ với các kích cỡ này. Một số bo mạch chủ có thể cần dùng bộ điều hợp hoặc thẻ mở rộng cho một loại kích cỡ nhất định, khiến tốn thêm chi phí.

Ổ sẽ Vận hành được Trong Bao lâu?

Yếu tố thứ 4 cần cân nhắc là độ bền. Trung tâm dữ liệu sẽ bị tăng độ trễ, đồng thời chi phí bảo trì và chi phí chung cũng tăng lên do ổ SSD thường cần thay thế sớm hơn dự kiến. Nếu trung tâm dữ liệu của bạn hoạt động 24/7 và phải xử lý khối lượng công việc đáng kể, hãy chọn loại ổ SSD được thiết kế để chịu được điều kiện sử dụng liên tục. Tức là hãy chọn một ổ SSD có mức xếp hạng độ bền cao, đồng thời các cấu kiện làm nên chất lượng hoàn thiện của ổ SSD cũng có khả năng chịu được công suất sử dụng lớn liên tục quanh năm và trong nhiều năm. Không phải tất cả các ổ đều được sản xuất như nhau: những ổ được phát triển theo thông số nghiêm ngặt và trải qua những bài kiểm tra chuyên sâu sẽ là loại bền bỉ nhất. Các nhà sản xuất SSD liên tục cải tiến tuổi thọ của ổ bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như cân bằng bao hòn để phân phối đồng đều chu kỳ ghi và xóa trên khắp các ô nhớ, ngăn tình trạng hao mòn không đều giữa các vùng. Họ cũng ứng dụng khái niệm dung lượng dự phòng, tức là dành riêng một phần dung lượng SSD để quản lý việc hao mòn và thay thế bằng khối dự phòng. Các giải pháp này cùng phối hợp để kéo dài tuổi thọ SSD và duy trì hiệu năng ổn định.

Bạn cần Bảo mật đến Mức nào?

Tội phạm mạng liên tục hoạt động. Doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu sẽ tiếp tục tăng cường tập trung vào vấn đề bảo mật dữ liệu. Tùy vào loại dữ liệu nắm giữ, bảo mật sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu mà bạn phải duy trì để chống trộm cắp hoặc truy cập trái phép. Khi chọn ổ SSD, hãy đảm bảo loại SSD đó phải đáp ứng các yêu cầu về bảo mật ở cả hiện tại và khả năng phát sinh trong tương lai, đồng thời cung cấp các tính năng mã hóa cần thiết. Những trung tâm dữ liệu hỗ trợ tổ chức tài chính hoặc y tế thường xử lý dữ liệu có độ nhạy cảm cao và phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, chẳng hạn như PCI DSS (Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán). Trong những tình huống này, ổ SSD mã hóa sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khách hàng và giao dịch tài chính nhạy cảm. Còn với những trung tâm dữ liệu thông thường, tường lửa tiêu chuẩn sẽ bảo vệ những ổ ít đắt đỏ và không có tính năng mã hóa.

Hãng nào Cung cấp Dịch vụ Hỗ trợ Tốt nhất?

Một người nào đó đang đưa ổ SSD Kingston DC600M cho đồng nghiệp trong phòng máy chủ.

Yếu tố cuối cùng nên cân nhắc là dịch vụ hỗ trợ của hãng. Hãy chọn mua ổ SSD từ một hãng danh tiếng, cung cấp hỗ trợ đáng tin cậy cùng các lựa chọn bảo hành ổ nhớ. Có như vậy, người mua hàng mới thêm phần an tâm và có thể sử dụng các tài nguyên hỗ trợ và khắc phục sự cố về sau. Dù chế độ bảo hành một năm rất phổ biến, nhưng những đơn vị đưa ra gói bảo hành dài hạn hoặc trọn đời có thể giúp bạn không chỉ tiết kiệm đáng kể, mà còn giảm phiền toái khi phát sinh sự cố về sau. Nếu ổ hỏng, chương trình bảo hành trọn đời sẽ phát huy rõ tác dụng khi bạn cân nhắc giữa quyền lợi được thay ổ miễn phí, hay phải mua lại ổ cứng mới. Đội ngũ hỗ trợ khách hàng am hiểu thông tin và luôn sẵn sàng hỗ trợ. Họ có thể chỉ rõ điểm khác biệt giữa các ổ tưởng chừng như giống nhau, giúp người mua khắc phục và giải quyết mọi sự cố nhanh chóng nhờ vào chuyên môn sẵn có.

Với rất nhiều lựa chọn có sẵn trên thị trường, thật khó để xác định được loại ổ phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Thế nhưng, quyết định đó lại có ảnh hưởng quan trọng, đảm bảo trung tâm dữ liệu của bạn hoạt động tối ưu và cung cấp kho lưu trữ đáng tin cậy cho dữ liệu. Để xác định hướng đi giữa vô vàn lựa chọn và tìm được loại ổ SSD phù hợp với nhu cầu, có 6 tiêu chí mà người mua nên đánh giá: dung lượng, hiệu năng, khả năng tương thích, độ bền, bảo mật và dịch vụ hỗ trợ của hãng.

#KingstonIsWithYou

Video liên quan

Bài viết liên quan