Bàn tay ở trên bàn phím máy tính, đang điều khiển màn hình ba chiều hologram

Phần mềm bảo mật dữ liệu là gì?

Bảo mật dữ liệu là công việc bảo vệ thông tin số sao cho không bị truy cập trái phép, bị hỏng hay đánh cắp. Khái niệm này bao trùm mọi phương thức bảo mật thông tin, từ bảo mật phần cứng, kiểm soát quyền truy cập, bảo mật logic cho phần mềm hay thậm chí là cả chính sách và quy trình của doanh nghiệp.

Khi các biện pháp bảo mật dữ liệu được triển khai đúng cách, dữ liệu của tổ chức sẽ được bảo vệ an toàn khỏi tội phạm mạng, lỗi của con người hay thậm chí là cả những mối đe dọa nội bộ. Tuy nhiên, bảo mật dữ liệu cũng đòi hỏi các loại công cụ và công nghệ để nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc xác định mức độ sử dụng dữ liệu của mình. Các tiện ích này còn có thể mã hóa, soạn và che giấu dữ liệu nhạy cảm. Lý tưởng nhất thì bảo mật dữ liệu cũng sẽ tự động hóa báo cáo, hợp lý hóa các cuộc kiểm tra và hỗ trợ đáp ứng những yêu cầu pháp lý.

Doanh nghiệp ở khắp nơi trên thế giới đang đầu tư ngày càng nhiều vào bảo mật dữ liệu để bảo vệ thương hiệu, vốn trí tuệ, thông tin khách hàng và nắm quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng trọng yếu. Việc không triển khai đầy đủ các biện pháp bảo mật dữ liệu hay triển khai các biện pháp lỏng lẻo có thể dẫn đến vi phạm dữ liệu. Vi phạm dữ liệu có thể khiến doanh nghiệp tốn kém hàng triệu đô la tiền bồi thường, tiền phạt và mất khách hàng. Theo các cuộc khảo sát, phần lớn khách hàng cho biết họ sẽ ngừng làm việc với một doanh nghiệp từng vi phạm dữ liệu. Vì vậy, phần mềm bảo mật dữ liệu đáng tin cậy là một phần không thể thiếu cho sự thành công liên tục của một công ty.

Các loại bảo mật dữ liệu

Một người mặc áo da đang ngồi làm việc trên máy tính xách tay trong bóng tối, ánh sáng màn hình hắt ra. Các thanh đèn neon và các dòng mã được đặt chồng lên hình.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bảo mật dữ liệu. Một số loại hoạt động dựa trên phần cứng, nhưng phần lớn là dựa trên phần mềm.

  • Mã hóa: mã hóa tệp tin và cơ sở dữ liệu là hàng phòng ngự cuối cùng cho khối lượng lớn dữ liệu nhạy cảm. Mã hóa có thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm.
  • Xoá dữ liệu: phần mềm để ghi đè hoàn toàn mọi dấu vết của dữ liệu; có tính bảo mật cao hơn cách xoá thông thường
  • Che giấu dữ liệu: giấu thông tin nhận dạng cá nhân (PII) để các nhóm có thể phát triển ứng dụng hay đào tạo bằng dữ liệu thật
  • Phát hiện và phân loại dữ liệu: tự động hóa quy trình xác định thông tin nhạy cảm, đánh giá rồi khắc phục các lỗ hổng
  • Theo dõi hoạt động của dữ liệu và tệp tin: các công cụ này phân tích mô hình sử dụng dữ liệu để bộ phận bảo mật có thể xác định các nguy cơ, điểm bất thường và phán đoán người truy cập dữ liệu. Tính năng chặn và cảnh báo động cũng có thể được triển khai
  • Đánh giá lỗ hổng/phân tích rủi ro: các công cụ này phát hiện và giảm thiểu các lỗ hổng, ví dụ: cấu hình sai, mật khẩu yếu; có thể xác định các nguồn dữ liệu có nguy cơ bị lộ
  • Báo cáo tuân thủ tự động: những giải pháp bảo vệ dữ liệu có tính năng tự động báo cáo có thể mang đến một kho lưu trữ trung tâm cho các cuộc kiểm tra tuân thủ trên toàn doanh nghiệp

Chúng ta nên nhớ rằng, dù mã hóa là một trong những phương thức tốt nhất để bảo vệ dữ liệu, mã hóa dựa trên phần mềm dễ bị phá vỡ hoặc loại bỏ hơn so với mã hóa dựa trên phần cứng. Nếu bạn thực sự có dự định áp dụng mã hóa trong chiến lược bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp mình, hãy đầu tư vào các sản phẩm mã hóa dựa trên phần cứng.

Các công cụ và công nghệ bảo mật dữ liệu nên hiểu dữ liệu được để ở đâu, theo dõi người truy cập dữ liệu và chặn các hoạt động không mong muốn, chẳng hạn như hoạt động rủi ro cao và việc chuyển tệp tin gây hại.

Một chiến lược bảo mật dữ liệu toàn diện sẽ cần đến cả con người, quy trình và công nghệ. Để thiết lập các biện pháp kiểm soát và chính sách thích hợp, văn hóa doanh nghiệp và bộ công cụ đều quan trọng. Chỉ khi toàn doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận toàn diện cho vấn đề bảo mật dữ liệu, thì việc này mới nhận được ưu tiên chính đáng.

Các chiến lược bảo mật dữ liệu

Có rất nhiều chính sách bảo mật dữ liệu mà các công ty có thể áp dụng để bảo vệ mình tốt hơn. Một trong số đó là quản lý quyền truy cập. Bằng cách kiểm soát chặt chẽ quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu, mạng và tài khoản quản trị viên, siết chặt chỉ cấp đặc quyền truy cập cho một số ít người, các doanh nghiệp có thể giảm bớt số điểm lỗi và bảo vệ thông tin nhạy cảm nhất của mình khỏi bị lộ. Nếu nghe nói đến cụm từ ‘đặc quyền truy cập tối thiểu”, bạn có thể chắc chắn rằng công ty đó thực sự quan tâm đến vấn đề quản lý quyền truy cập. Khi một doanh nghiệp coi trọng bảo mật, nhân viên chỉ nên được phép truy cập những gì họ cần để hoàn thành công việc, không hơn không kém.

Bảo mật ứng dụng là một chính sách khác để bảo mật dữ liệu toàn vẹn. Hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn luôn dùng các bản phát hành mới nhất của phần mềm mà công ty sử dụng, bao gồm cả các cập nhật và bản vá. Như vậy, bạn sẽ có thể tự tin rằng bất kì lỗ hổng bảo mật nào đã xác định được trên phần mềm cũng không phải là điểm xâm nhập vào mạng làm việc của công ty.

Phần mềm theo dõi bảo mật mạng và điểm cuối là một ứng viên sáng giá nên cân nhắc cho mọi kế hoạch bảo mật dữ liệu. Triển khai các công cụ như phát hiện và quản lý mối đe dọa, công cụ đối phó cùng các nền tảng cho hệ thống tại chỗ hay nền tảng đám mây đều giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro và giảm khả năng vi phạm dữ liệu.

Dĩ nhiên, chẳng chính sách nào có thể có tác dụng nếu việc trang bị kiến thức cho nhân viên không phải là trụ cột trong chiến lược bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hướng dẫn sử dụng đúng phần mềm bảo mật dữ liệu cần thiết và hướng dẫn chung về những nguyên tắc bảo mật dữ liệu chung (như tấn công phi kỹ thuật và đặt mật khẩu đủ mạnh) nên là mối quan tâm chính của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều nhân viên làm việc với thông tin nhận dạng cá nhân.

Lý do nên đầu tư vào bảo mật dữ liệu?

Một người mặc áo sơ mi và áo khoác đang đứng nghiên cứu máy tính bảng ở bàn làm việc. Đồ hoạ biểu đồ đường và giao diện bảo mật dữ liệu được xếp chồng lên nhau.

Bảo mật dữ liệu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp chịu đầu tư.

  • Bảo vệ thông tin nhạy cảm: các doanh nghiệp thường thu thập một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm và/hoặc dữ liệu cá nhân. Phần mềm bảo mật dữ liệu giữ cho các dữ liệu này ở đúng vị trí và tránh xảy ra trường hợp vi phạm dữ liệu.
  • Bảo vệ danh tiếng của công ty: kế hoạch bảo mật dữ liệu mạnh mẽ sẽ bảo vệ quyền riêng tư của nhân viên, đối tác và khách hàng, từ đó giúp tạo dựng niềm tin vào doanh nghiệp của bạn.
  • Ngăn chặn giả mạo dữ liệu: tin tặc có thể xoá, làm hỏng hoặc thay đổi dữ liệu, cài phần mềm tống tiền hoặc thực hiện các hành động tồi tệ hơn nữa. Bảo mật dữ liệu hiệu quả sẽ bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi những viễn cảnh không mong muốn này.
  • Vượt qua đối thủ: với những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt cho dữ liệu nhạy cảm, doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt so với đối thủ của mình. Bất kỳ đối thủ nào làm rò rỉ dữ liệu sẽ phải chịu hậu quả là mất đi rất nhiều thành quả và mất cơ hội phát triển. Trong khi đó, bạn lại có lợi thế để tận dụng những cơ hội này.

Phần mềm bảo mật dữ liệu là một phần không thể thiếu trong chiến lược CNTT của tất cả các doanh nghiệp. Hãy áp dụng các biện pháp bảo mật chất lượng để bảo vệ khách hàng và nhân viên của bạn.

#KingstonIsWithYou

Biểu tượng Hỏi chuyên gia của Kingston trên chipset bo mạch

Hỏi Chuyên gia

Lên kế hoạch cho giải pháp phù hợp yêu cầu phải có sự hiểu biết về các mục tiêu bảo mật của dự án. Hãy để các chuyên gia của Kingston hướng dẫn cho bạn.

Hỏi Chuyên gia

Bài viết liên quan