Chúng tôi nhận thấy bạn hiện đang truy cập trang web của Vương quốc Anh. Thay vào đó, bạn có muốn truy cập trang web chính của chúng tôi không?

Bốn nhân viên văn phòng cùng nhau làm việc trên nhiều thiết bị khác nhau.
Củng cố An ninh Mạng cho Doanh nghiệp Nhỏ nhờ Kingston Ironkey

Tin tặc đang tìm cách đánh cắp dữ liệu quý báu, nhưng không chỉ từ các tập đoàn lớn. Trên thực tế, cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) cũng có nguy cơ cao bị tấn công mạng và vi phạm dữ liệu. Theo báo cáo về mức độ sẵn sàng đảm bảo an ninh mạng của Hiscox năm 2023, 41% doanh nghiệp nhỏ trở thành nạn nhân bị tấn công mạng trong năm 2023, tăng 38% so với số liệu báo cáo năm 2022 và gần gấp đôi so với 22% năm 2021. Ngoài ra, trong 12 tháng qua, các doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ đã phải chi hơn 16.000 USD tiền chuộc cho tội phạm mạng. Khi tính đến những hậu quả tiêu cực từ chi phí vận hành, vi phạm dữ liệu có thể đốn gục một doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mối đe dọa với doanh nghiệp SMB

Một nhân viên văn phòng ôm đầu ngồi trước hai màn hình, trên màn hình hiển thị thông điệp “System Hacked”.

Để kinh doanh thành công trong bối cảnh hậu COVID, tất cả doanh nghiệp buộc phải truyền qua đường kỹ thuật số các tệp chứa thông tin tin nhạy cảm, như số an sinh xã hội, thông tin ngân hàng và thẻ tín dụng, địa chỉ email, số điện thoại, giấy phép lái xe và địa chỉ nhà. Không phải dữ liệu khách hàng nào cũng đủ tiêu chuẩn trở thành thông tin nhạy cảm. Bên trong, các doanh nghiệp xử lý dữ liệu cá nhân và thông tin độc quyền của công ty trong hầu hết các hoạt động, từ quản lý thông tin tính lương cho nhân viên, xây dựng hợp đồng và thỏa thuận, đến lưu trữ tài sản trí tuệ cực kỳ quan trọng.

Dù các quy trình này trông có vẻ nhỏ hay đơn giản ra sao, nếu kẻ xấu có thể đột nhập vào mạng nội bộ và truy cập thông tin nhạy cảm về nhân viên hoặc khách hàng, có khả năng doanh nghiệp sẽ bị đánh cắp danh tính, lừa đảo tài chính và nhiều hoạt động tội phạm khác gây thiệt hại nặng nề.

Những loại vi phạm này buộc doanh nghiệp phải cảnh báo khách hàng về các thông tin bị tiết lộ và từ đó có thể bị kiện tụng ra tòa án gây tốn kém chi phí. Ngoài ra còn có các vấn đề pháp lý và tuân thủ khác xuất phát từ quy định bảo vệ dữ liệu như yêu cầu tiết lộ về an ninh mạng của SEC, HIPAA, CCPA, Quy định Chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) của EU, NIS2, v.v.

Các doanh nghiệp lớn đã đầu tư rất nhiều để giảm bớt các mối đe dọa an ninh mạng bằng cách thiết lập và quản lý nền tảng đám mây riêng để bảo vệ thông tin nhạy cảm và cho phép truyền dữ liệu dễ dàng giữa nhân viên nội bộ. Khách hàng kỳ vọng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thiết lập hàng rào bảo vệ an ninh mạng chắc chắn hệt như các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, SMB thường chọn con đường đơn giản nhất là thuê nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên ngoài và sử dụng các thực hành bảo mật của họ.

Các doanh nghiệp SMB có thể làm gì?

Đôi khi, sử dụng dịch vụ đám mây là phương án dễ dàng nhất cho doanh nghiệp. Nếu chọn hướng này, trước khi thuê bên thứ ba, doanh nghiệp cần làm bước kiểm ra và truy vấn các thực hành bảo mật của nhà cung cấp dịch vụ đám mây đó. SMB cũng phải đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa khi lưu trữ trên đám mây, đồng thời khóa mã hóa phần mềm được lưu giữ và bảo vệ an toàn.

Dù đám mây là cấp độ bảo mật mạng cơ bản nhất cho doanh nghiệp nhỏ, công nghệ này có một số điểm yếu.

Đầu tiên, không phải công ty nào cũng cần lưu trữ dữ liệu lên đám mây. Một số dữ liệu có thể sẽ rất quan trọng và cần kiểm soát ở bộ nhớ cục bộ, thường sẽ không có kết nối với Internet. Trong ngôn ngữ an ninh mạng, cách làm này gọi là “air-gapped” để chỉ tình trạng độc lập khỏi mạng Internet.

Thứ hai, nhân viên thường muốn truy cập đám mây khi đang di chuyển. Họ thường kết nối Wi-Fi tại sân bay, khách sạn và quán cà phê – vốn được biết đến là nơi kẻ xấu tụ tập để tìm cách đột nhập vào máy tính, ăn cắp dữ liệu và cấy phần mềm độc hại hay mã độc tống tiền.

Vi phạm dữ liệu gây hậu quả khủng khiếp về mặt tài chính, có khả năng làm sập cả một SMB trong đêm. Để ngăn viễn cảnh tồi tệ ấy, doanh nghiệp cần trang bị sẵn công nghệ để bảo vệ dữ liệu của họ.

Trước những rủi ro ấy, ổ lưu trữ air-gapped – hay chính là loại ổ lưu trữ được mã hóa bằng phần cứng để nhân viên có thể kiểm soát và ngắt khỏi mọi kết nối Internet – chính là hình thức bảo mật mạng kiên cố nhất cho dữ liệu di động. Những chiếc ổ này được tích hợp sẵn hệ thống bảo mật luôn luôn bật, buộc phải xác thực đúng mới cho phép truy cập và có cơ chế tự hủy để tránh kẻ xấu dùng thủ đoạn đoán mật khẩu.

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang lưu trữ thông tin nhạy cảm hay tài sản trí tuệ trên ổ IronKey. Đây là những thiết bị cực kỳ dễ mang theo. Các SMB thường đưa hoặc gửi cho khách hàng rồi mới hướng dẫn chi tiết cách truy cập dữ liệu bên trong.

Tại sao lại chọn Kingston?

Kingston là nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các ổ USB và SSD gắn ngoài được mã hóa phần cứng IronKey, Vault Privacy 50 Series, Keypad 200 và Vault Privacy 80 External SSD. Với các ổ mã hóa phần cứng AES 256 bit này, chủ doanh nghiệp có thể tự tin rằng dữ liệu lưu trữ sẽ luôn an toàn khỏi những kẻ cố ý xâm phạm qua mạng, kể cả khi ổ bị mất hoặc đánh cắp.

Kingston đã thiết kế để biến ổ mã hóa phần cứng IronKey thành công cụ duy trì bảo mật dữ liệu tối ưu nhất, mà không làm quy trình nội bộ hiện tại thêm phức tạp, bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ mất dữ liệu gây tổn thất nặng nề.

Video liên quan

Bài viết liên quan