Các loại kích cỡ ổ cứng SSD

Các loại kích cỡ ổ cứng SSD

Hình vẽ ổ SSD với các đường mạch xuất phát từ các cạnh

Bạn đang tìm cách tăng tốc cho hệ thống của mình bằng ổ SSD mới. Nhưng bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Một trong những yếu tố để giúp bạn lựa chọn là loại kết nối/các kết nối lưu trữ trong hệ thống và kích cỡ của chúng – quyết định đến hình dáng và kích cỡ của ổ SSD. Ổ SSD bạn chọn cũng sẽ có giao diện lưu trữ loại SATA hoặc NVMe (dùng PCIe).

Qua nhiều năm, SATA đã trở nên phổ biến hơn trong số hai giao diện này; tuy nhiên, NVMe được thiết kế dành riêng cho SSD, thay vì SATA – loại giao diện ban đầu được thiết kế cho HDD và được thích ứng để dùng cho NVMe. Ổ SSD NVMe hỗ trợ nhiều kích thước khác nhau, khiến đây trở thành loại ổ linh hoạt phù hợp cho nhiều nền tảng lưu trữ, từ máy chủ đến all-flash array. NVMe nhanh chóng được ưa chuộng hơn và trở thành giao diện tiêu chuẩn ngành cho mọi thứ, từ máy chơi game, máy tính xách tay đến máy tính để bàn đời mới nhất, từ người dùng cuối đến máy chủ ở những trung tâm dữ liệu tân tiến nhất.

Ổ SSD Kingston với nhiều kích cỡ đa dạng

Kích cỡ của ổ SSD: 2.5", M.2, mSATA và U.2.

2.5”
Khi chọn mua ổ SSD, điều đầu tiên bạn cần biết là kích thước nào sẽ vừa với hệ thống của mình. Các ổ SSD có nhiều kích cỡ và hình dáng. Chẳng hạn như 2.5" là loại ổ SSD phổ biến nhất và vừa với hầu hết các máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. Nó có hình dáng giống với ổ đĩa cứng (HDD) truyền thống và kết nối qua cáp SATA, vì vậy mà loại ổ này mang đến trải nghiệm rất giống như trải nghiệm mà nhiều người dùng đã quen thuộc.

M.2
Một kích cỡ khác là M.2 cũng đã trở thành loại bộ lưu trữ tiêu chuẩn cho các máy tính xách tay và notebook dạng mỏng gọn. Kích cỡ nhỏ bé của loại ổ này thường được so sánh với một thanh kẹo cao su và rất dễ lắp vào bo mạch chủ trong hầu hết các trường hợp. Ổ này cũng có nhiều chiều dài khác nhau để hỗ trợ các mức dung lượng khác nhau của ổ SSD; ổ càng dài thì càng có thể gắn thêm nhiều chip NAND flash lên, giúp ổ có dung lượng lớn hơn.

mSATA
mSATA hay chính là mini-SATA về cơ bản là một phiên bản nhỏ hơn của ổ SSD SATA có kích cỡ đầy đủ. Ổ này có kích cỡ nhỏ gọn như M.2, nhưng không có khả năng hoán đổi. Ổ M.2 có thể hỗ trợ cả giao diện SATA và PCle, còn mSATA chỉ hỗ trợ SATA. Kích cỡ này được thiết kế dành cho các hệ thống có kích cỡ nhỏ hơn với không gian hạn chế.

U.2
Cuối cùng là U.2, với vẻ ngoài trông giống ổ 2.5" nhưng dày hơn một chút. Ổ này dùng đầu nối khác và gửi dữ liệu qua giao diện PCIe. Công nghệ SSD U.2 thường được dùng cho các máy trạm cao cấp, máy chủ và các ứng dụng doanh nghiệp cần có bộ lưu trữ lớn hơn. Ổ này chịu được nhiệt độ vận hành cao hơn và được yêu thích hơn so với kích cỡ M.2 nhờ khả năng truyền nhiệt.

Ảnh chụp cận cảnh đầu nối M.2

Giao diện: SATA so với NVMe

Giao diện giao tiếp là cách thức máy tính của bạn giao tiếp với PC. Có hai loại giao diện là SATA và NVMe PCIe. Giao diện SATA có giá thành phải chăng hơn, được dùng phổ biến và mang đến hiệu năng tốt cho các ứng dụng thông thường. PCle là giao diện tiêu chuẩn cho NVMe, loại ổ có tốc độ nhanh gấp ba đến mười lần so với ổ SSD SATA. Hầu hết các ổ SSD M.2 cao cấp được ra mắt trong vài năm qua đều có hỗ trợ NVMe (nhưng không phải mọi ổ M.2 đều là NVMe, một số là SATA). NVMe có tốc độ nhanh hơn nhiều vì cung cấp nhiều băng thông hơn so với các mẫu SATA, từ đó giúp cải thiện hiệu năng trong các ứng dụng nặng hơn, dùng để tăng năng suất làm việc. Nếu bạn cần phải xử lý công việc nặng hằng ngày như chỉnh sửa video và truyền tập tin cỡ lớn thì SSD NVMe sẽ là một lựa chọn phù hợp.

Giờ khi bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa các kích cỡ ổ SSD cũng như giao diện của chúng, bạn hẳn đã rõ hơn nên lựa chọn loại nào. Hãy lưu ý đến thiết bị mà bạn muốn nâng cấp khi chọn mua ổ SSD tiếp theo cho mình. Dù đó là máy tính xách tay, máy tính để bàn hay máy chủ, việc nâng cấp lên SSD đều sẽ là một bước cải tiến lớn so với ổ đĩa quay truyền thống. Loại ổ này nhanh hơn, thông minh hơn và truyền nhiệt tốt hơn, có khả năng chống chịu khi có chuyển động và vô tình bị đánh rơi. Hãy nhớ đọc hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất bo mạch chủ/hệ thống của bạn để biết rõ kích cỡ nào sẽ phù hợp nhất cho thiết bị của bạn.

#KingstonIsWithYou

Video liên quan

Bài viết liên quan