Bạn đang tìm cách sử dụng Trò chuyện Kingston của chúng tôi?
Để bắt đầu, hãy nhấp vào chấp nhận bên dưới để hiển thị bảng quản lý cookie. Tiếp theo, nhấn hoặc nhấp vào nút Cá nhân hóa để bật tính năng trò chuyện, sau đó nhấp vào Lưu.
Không có gì phải bàn cãi khi Ổ cứng thể rắn (SSD) đang được sử dụng phổ biến cho máy tính xách tay, máy tính để bàn và máy chủ. Bạn có thể tăng tốc độ cho máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay cũ bằng cách nâng cấp ổ đĩa cứng (HDD) lên ổ SSD và nhờ tốc độ cùng độ tin cậy của mình, ổ SSD là lựa chọn tuyệt vời cho các dàn PC, máy chủ và chương trình xây dựng hệ thống mới.
Không giống như ổ HDD, ổ SSD là một phương tiện lưu trữ sử dụng bộ nhớ điện tĩnh (bộ nhớ flash) để lưu trữ và truy cập dữ liệu. Nói cách khác, không hề có bộ phận chuyển động cơ học nào và điều này tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn.
Đây chỉ là một vài trong số vô vàn lợi ích mà ổ SSD mang lại so với ổ đĩa cứng quay. Một trong những lợi ích có thể kể đến là ổ SSD có thể cải thiện đáng kể hiệu năng cho hệ thống của bạn chỉ với một nâng cấp đơn giản. Dưới đây là năm lợi ích có thể thu được từ việc nâng cấp lên ổ SSD cho máy tính của bạn.
1. Độ bền và độ ổn định của ổ SSD
Nhiệt là nguyên nhân chính gây ra hỏng hóc cho ổ cứng và nhiệt được tạo ra từ chuyển động liên tục của các bộ phận chuyển động trong ổ HDD là đủ để khiến ổ bị hư hỏng theo thời gian. Vì ổ SSD không có các bộ phận như vậy nên ổ SSD có thể duy trì nhiệt độ thấp hơn với hiệu năng cao hơn nhiều. Ổ SSD cũng xử lý các trường hợp rớt, lắc, va đập và hao mòn thông thường tốt hơn, từ đó ít bị mất dữ liệu hơn.
2. Ổ SSD nhanh hơn ổ cứng
Ổ SSD nhanh hơn ổ HDD tới hàng trăm lần. Ổ SSD rút ngắn thời gian khởi động máy tính của bạn, truyền dữ liệu tức thì với băng thông cao hơn. Tốc độ nhanh hơn có nghĩa là ổ SSD có thể xử lý dữ liệu ở tốc độ cực cao, một điều vô cùng cần thiết trong thế giới kinh doanh hiện nay, đặc biệt là khi chạy các chương trình truy cập một lượng lớn dữ liệu, chẳng hạn như chạy một hệ điều hành. Ngoài ra, ổ SSD rất ổn định, giúp đảm bảo dữ liệu luôn được lưu trữ an toàn.
Ổ SSD SATA: Ổ HDD chỉ có thể đạt hiệu năng ghi từ 50 đến 120 MB/giây. Trong khi đó, ổ SSD có thể bão hòa bus SATA ở tốc độ lên tới 550 MB/giây. Bất chấp giới hạn về bus, chúng ta thường thấy hiệu năng tổng thể của hệ thống cải thiện lên 10-15 lần khi sử dụng ổ SSD dựa trên SATA thay cho công nghệ ổ HDD cũ.
Ổ SSD NVMe: Công nghệ NVMe sử dụng bus PCIe, thay vì bus SATA, để khai mở tiềm năng băng thông khổng lồ cho các thiết bị lưu trữ. PCIe 4.0 (phiên bản hiện tại) cung cấp tới 32 làn và, về lý thuyết, có thể truyền dữ liệu ở tốc độ lên đến 64.000MB/giây so với giới hạn thông số kỹ thuật 600MB/giây của SATA III.
3. Tiết kiệm điện và năng lượng
Vì ổ SSD không có bộ phận chuyển động nên cần ít năng lượng hơn để hoạt động so với ổ HDD có đĩa quay từ tính. Hiệu suất năng lượng cũng là một lợi ích lớn mà ổ SSD mang lại khi được sử dụng cho máy tính cá nhân và các thiết bị di động - khi mà tuổi thọ pin là tính năng rất được mong đợi và cần phải có đối với các thiết bị này.
4. Nhẹ hơn và không có tiếng ồn
Không có đầu từ và đĩa kim loại như ổ HDD, ổ SSD có kích thước nhỏ hơn, nhờ đó có trọng lượng nhẹ hơn. Thiết kế nhỏ gọn giúp cho ổ SSD là sự kết hợp hoàn hảo với máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị điện tử nhỏ khác. Việc không có các bộ phận chuyển động cũng làm cho ổ SSD hoạt động êm hơn hẳn so với ổ HDD bởi vì HDD gây ra tiếng ồn và rung động có thể làm người dùng mất tập trung.
5. Xem thêm nhiều Kích cỡ/Kích thước thực tế
Kể từ khi phát hành, ổ HDD đã bị giới hạn bởi có kích cỡ khá lớn. Mặt khác, ổ SSD có nhiều kích cỡ khác nhau; ổ SSD nhỏ nhất có kích thước chỉ bằng một thanh kẹo cao su 2,5".
Các kích thước phổ biến nhất của ổ SSD là:
Kích thước 2,5" là phổ biến nhất; cung cấp giá trị tốt nhất trên mỗi GB; có thiết kế khép kín
mSATA có kích thước rất nhỏ; loại kết nối khác biệt; bảng mạch trần; vô cùng phù hợp trong tình huống không gian hữu hạn
M.2 là một bảng mạch trần; có trong cả ổ NVMe SATA và PCIe; kích thước nhỏ chỉ bằng một thanh kẹo cao su
Lưu ý cuối cùng về chi phí
Ổ SSD có thể đắt hơn ổ HDD. Do công nghệ của ổ SSD hiện đại hơn nhiều so với công nghệ của ổ HDD, nên chi phí phát triển ổ SSD cũng cao hơn nhiều so với ổ HDD. Tuy nhiên, khoảng cách chi phí cũng đang dần thu hẹp và giá tiền cho mỗi GB ổ SSD đã giảm đáng kể trong vài năm qua. Nâng cấp lên ổ cứng thể rắn và tăng dung lượng của bộ nhớ là hai tùy chọn dễ dàng và tiết kiệm chi phí để tăng hiệu năng của PC hay máy tính xách tay. Ngay cả những hệ thống tương đối mới cũng có thể đạt hiệu năng tăng lên rõ rệt khi nâng cấp ổ cứng truyền thống lên ổ SSD. Người dùng có thể trải nghiệm tốc độ tải trang và khởi chạy ứng dụng nhanh chóng hơn. Như đã nói, lợi ích của việc nâng cấp lên ổ SSD lớn hơn nhiều so với chi phí.
Có vẻ như các game thủ thường sẽ tự dựng một chiếc máy tính của riêng mình, nhưng liệu những lợi ích mang lại có xứng đáng với thời gian và công sức được bỏ ra?
Hãy cùng các chuyên gia trong ngành thảo luận về cách thức mà các đối tác công nghệ như Kingston hỗ trợ sự tăng trưởng và tính bền vững của doanh nghiệp.
Nhiều DRAM hơn đồng nghĩa với hiệu năng máy tính nhanh hơn khi chỉnh sửa từ video, từ khả năng phản hồi phát lại đến thời gian kết xuất. Nhưng liệu 8, 16, 32 hay 64GB có đủ không? Bạn cần bao nhiêu cho 1080p, 4K hay 8K?
Tìm hiểu lý do tại sao tương lai của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các giải pháp SDS có sử dụng SSD và công nghệ SSD phù hợp với các Giải pháp Lưu trữ được định nghĩa bằng phần mềm ra sao.
Chọn SSD phù hợp cho máy chủ của bạn rất quan trọng vì SSD máy chủ được tối ưu hóa để hoạt động ở mức độ trễ dự đoán được trong khi SSD khách (máy bàn/máy tính xách tay) thì không. Sự khác biệt này dẫn đến thời gian hoạt động tốt hơn và độ trễ thấp hơn cho các ứng dụng và dịch vụ tối quan trọng.
Thử nghiệm là điểm mấu chốt trong cam kết của chúng tôi mang đến các sản phẩm tin cậy nhất trên thị trường.
Chúng tôi thực hiện các bài kiểm tra khắt khe trên tất cả các sản phẩm của mình trong từng giai đoạn sản xuất. Những bài kiểm tra này bảo đảm rằng chất lượng được kiểm soát trong toàn bộ quá trình sản xuất.
If your files don’t open immediately and programs are slow to load, you get an error message or are unable to load several programs at once, your computer may need more memory.
Learn what to look for when shopping for RAM, or Random Access Memory, including how to determine what type of memory and what capacities your motherboard can support.