Chúng tôi nhận thấy bạn hiện đang truy cập trang web của Vương quốc Anh. Thay vào đó, bạn có muốn truy cập trang web chính của chúng tôi không?

Tìm hiểu về độ bền của ổ SSD: TBW và DWPD

Trước bối cảnh ổ SSD ngày càng phổ biến, dù là dùng cho trung tâm dữ liệu, PC, máy tính xách tay hay bất kỳ hệ thống và ứng dụng nào cần có bộ lưu trữ, chúng ta cần suy xét xa hơn vấn đề tốc độ và dung lượng đơn thuần, đặc biệt nếu bạn muốn tìm hiểu xem chúng sẽ bền đến mức nào.

Hai thông số cốt lõi giải thích về độ bền gồm: Terabyte được ghi (TBW) và Số lượng ghi lên ổ mỗi ngày (DWPD). Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt và cách tính hai đơn vị này.

Terabyte được ghi (TBW)

Nói đơn giản thì TBW chính là tổng lượng dữ liệu có thể ghi lên một ổ SSD trong suốt vòng đời sử dụng. Đây cũng là một chỉ báo hữu ích cho biết ổ sẽ bền đến mức nào trong điều kiện vận hành bình thường. Để tính TBW, chúng ta lấy dung lượng ổ nhân cho số chu kỳ Ghi/Xóa (P/E) mà mỗi khối NAND có thể thực hiện (mức này do vật liệu bán dẫn quy định), rồi nhân với Hệ số khuếch đại ghi (WAF).

Chu kỳ ghi/xóa được quyết định bởi số lần mà một ô nhớ cho phép ghi và xóa trước khi mất ổn định hay không còn đáng tin, còn WAF cho biết ổ SSD còn phải xử lý thêm bao nhiêu tác vụ để lưu trữ được dữ liệu.

Bản thân NAND flash tự có giới hạn về số chu kỳ ghi/xóa có thể chịu được. Điều này là bởi vì lớp oxide giữ electron trong ô nhớ sẽ dần xuống cấp sau nhiều lần sử dụng. Xếp hạng độ bền ổ SSD được cung cấp để khách hàng có thông tin đầy đủ trước khi ra quyết định.

Nhưng hãy để chúng tôi cho bạn xem một ví dụ về TBW trong thực tế:
Nếu ổ SSD 1,92 TB có TBW đạt xếp hạng 3.504, tức là ổ này có thể chịu được 3.504 TB dữ liệu ghi vào trước khi có khả năng gặp lỗi.

Số lượng ghi lên ổ mỗi ngày (DWPD)

Mặt khác, DWPD biểu thị câu chuyện độ bền theo một hướng hơi khác: đơn vị này đo lường số lần mà ổ cho phép ghi đầy mỗi ngày, trong suốt vòng đời được bảo hành. Đây là một tiêu chí đặc biệt quan trọng trong những khối lượng công việc cường độ cao – như máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu.

Tuy nhiên, chúng ta sử dụng chính TBW để tính chỉ số này dựa trên số ngày suốt thời gian bảo hành rồi nhân với tổng dung lượng để cho ra một tỉ lệ. Công thức được dùng như sau:

Số lượng ghi lên ổ mỗi ngày = TBW của SSD x 1000
365 Ngày x Số năm bảo hành x Dung lượng ổ SSD tính bằng GB

Ví dụ: nếu ổ SSD 7,68 TB có TBW là 14.016 và được bảo hành trong 5 năm, thì công thức tính DWPD sẽ là:

Số lượng ghi lên ổ mỗi ngày = 14.016 x 1.000
365 (Ngày) x 5 (Năm) x 7680 (GB)

Kết quả cho ra là 1 DWPD, tức là ổ SSD này có thể cho phép ghi hết toàn bộ dung lượng một lần mỗi ngày, trong suốt thời gian bảo hành 5 năm.

Kết luận

Tóm lại, TBW là chỉ số hữu ích để hiểu được độ bền tổng thể của ổ trong suốt vòng đời, còn DWPD giúp hiểu được ổ có thể chịu được lượng công việc ra sao mỗi ngày, đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp và trung tâm dữ liệu. Cả hai đều là những thông số quan trọng cần cân nhắc khi chọn SSD, đặc biệt trong những tình huống mà bạn định dùng ổ cho nhiệm vụ nặng về dữ liệu và cần ghi liên tục.

Nếu bạn cần hỗ trợ để chọn được ổ SSD phù hợp, đội ngũ Hỏi chuyên gia của chúng tôi luôn túc trực trả lời câu hỏi và đưa ra lời khuyên khách quan, dù bạn có yêu cầu như thế nào.

Hỏi chuyên gia về SSD

Hỏi Chuyên gia về ổ cứng SSD Máy chủ

Kingston có thể cho bạn ý kiến và lời khuyên độc lập về những lợi ích mà ổ cứng SSD doanh nghiệp sẽ mang đến cho môi trường lưu trữ cụ thể của bạn, đồng thời ổ SSD nào là phù hợp nhất cho khối lượng công việc đòi hỏi sự cân bằng về hiệu năng IOPS đọc và ghi ngẫu nhiên cao.

Hỏi Chuyên gia

Bài viết liên quan