Vào đầu quý 4 năm 2019, các nhà cung cấp thiết bị bán dẫn DRAM đã bắt đầu cho ra mắt DRAM mật độ cao thế hệ tiếp theo cho bộ nhớ DDR4. Các chip mới này được sản xuất dựa trên công nghệ quang khắc trên phiến silicon mỏng dưới 20 nanômét. Điều này đồng nghĩa với việc DRAM đang chuyển đổi từ mật độ 8Gbit sang 16Gbit, dẫn đến các mức dung lượng cao hơn trên mỗi mô-đun.
Nói cách khác, bạn chỉ cần sử dụng một nửa số lượng chip để đạt được cùng mức dung lượng so với phương pháp trước đây. Nhờ các công nghệ phiến silicon mỏng mới và cấu hình mô-đun bộ nhớ ít thành phần hơn mà tất cả các loại thiết bị sử dụng mức điện năng thấp hơn, bao gồm cả thiết bị di động. Điều này sẽ tăng cường thời lượng pin cho máy tính xách tay, tiết kiệm chi phí điện năng cho các trung tâm dữ liệu và máy tính để bàn ở nhà cũng như ở văn phòng. Bước tiến mới này sẽ góp phần vào sự phát triển của điện toán đám mây, các trung tâm dữ liệu biên và mạng 5G.
Ngưng sử dụng DRAM 8Gbit
Về sau, các mô-đun bộ nhớ 8Gbit sẽ không còn được dùng nữa, do hầu hết sản phẩm từ các nhà sản xuất DRAM đều tập trung vào bộ nhớ 16Gbit mật độ cao. Do đó, bạn cần phải có kế hoạch nâng cấp hệ thống sao cho phù hợp. Nếu vẫn còn có chip tương thích thì Kingston sẽ vẫn cung cấp các mô-đun bộ nhớ 8Gbit. Thế nhưng, chúng tôi không thể xác định được quá trình này sẽ kéo dài bao lâu. Nếu bạn hiện đang lên cấu hình cho hệ thống và muốn ưu tiên tuổi thọ máy tính, bạn nên sử dụng các linh kiện tương thích với DRAM 16Gbit. Điều này đảm bảo rằng về sau, bạn sẽ có thể nâng cấp hệ thống của mình.
Trong video ngắn này, chúng tôi đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển đổi – ý nghĩa, lợi ích và những điều cần lưu ý khi nâng cấp bộ nhớ. Hãy xem và cảm nhận sự khác biệt:
- Nhân đôi mật độ để có thêm dung lượng RAM
- Nâng cao hiệu quả trong các hệ thống và ứng dụng
- Giúp giảm tiêu thụ điện năng
- Tiết kiệm chi phí cho các trung tâm dữ liệu