Chúng tôi nhận thấy bạn hiện đang truy cập trang web của Vương quốc Anh. Thay vào đó, bạn có muốn truy cập trang web chính của chúng tôi không?

Máy tính chơi game

Sự khác nhau giữa bộ nhớ và thiết bị lưu trữ trên máy tính chơi game

Mô-đun DRAM của Kingston FURY

Gần đây, với những tin tức về console thế hệ mới tràn ngập trên các diễn đàn công nghệ, tất cả chúng ta dường như bị choáng ngợp với những con số và thông số kỹ thuật. Các game thủ PC dày dạn kinh nghiệm có cơ sở để mong đợi rằng sự phát triển không ngừng của công nghệ sẽ liên tục cho ra mắt các dòng linh kiện mới khiến chúng ta phải mở ví. Nhưng ngày nay, giữa những ma trận thông số kỹ thuật và cách đặt tên na ná nhau, việc tìm ra những gì chúng ta muốn và cần mua thật không hề đơn giản. Để giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định vào các lần mua tiếp theo của mình, chúng ta hãy cùng bàn về một trong những yếu tố cơ bản: bộ nhớ.

Đúng như tên gọi của nó, bộ nhớ là thước đo lượng dữ liệu mà máy tính có thể nhớ hoặc lưu trữ. Nhưng cũng giống như bộ não con người, bộ nhớ được chia thành hai chức năng riêng biệt: bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn. Bộ nhớ ngắn hạn về cơ bản sẽ bị xóa sạch ngay sau khi máy tính của bạn sử dụng xong những gì nó đã lưu trữ ở đó hoặc khi bạn tắt nguồn hệ thống. Bộ nhớ dài hạn là tất cả các tệp được chủ ý giữ lại sau khi tắt nguồn hệ thống và được gọi là thiết bị lưu trữ.

Khi ai đó nói về dung lượng bộ nhớ của PS5, Xbox Series X hoặc máy tính, họ có thể đang nói về bộ nhớ ngắn hạn. Về mặt kỹ thuật, bộ nhớ ngắn hạn là RAM, hay tên đầy đủ là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Khi nhắc đến RAM, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những thanh RAM như DDR4. Bạn có thể hình dung RAM là một loại sổ ghi chú đặt trên bàn làm việc của CPU, cho phép CPU kiểm soát mọi thứ (hình ảnh, tệp, phép tính, chương trình, v.v.) trong tầm tay vì nó sẽ ngay lập tức làm việc với chúng. (Ví dụ: triển khai bản đồ hoặc mô hình một cách nhanh chóng khi các ứng dụng cần.)

Dung lượng RAM lớn rất quan trọng đối với hệ thống của bạn vì nó cho phép CPU lưu giữ nhiều tài nguyên hơn để sẵn sàng sử dụng ngay lập tức. Những nguồn tài nguyên này có thể là bất cứ điều gì, từ số lượng thẻ mà bạn đã mở trong trình duyệt Internet của mình cho đến cấu trúc độ phân giải cao mà trò chơi cần tải để mang lại một trải nghiệm hoàn toàn mới. (Ví dụ thứ hai này đôi khi được thực hiện thông qua VRAM, một dạng RAM chuyên biệt nằm trong thẻ đồ họa.) Nói chung, khi các nhà sản xuất console thế hệ mới nói về dung lượng bộ nhớ mà hệ thống mới của họ đang sử dụng, thì họ đang đề cập đến RAM.

RAM được tính bằng GB (gigabyte), với các mức dung lượng từ 2GB đến 64GB mỗi thanh. Tuy nhiên, bộ nhớ dài hạn của máy tính cũng được tính bằng GB và thường được gọi là thiết bị lưu trữ. RAM thường chỉ có dung lượng tối đa là 256GB trên một hệ thống, còn thiết bị lưu trữ có thể lưu trữ tới hàng TB dữ liệu (terabyte, ~ 1000GB).

Mặc dù có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trong các thiết bị lưu trữ – chẳng hạn như ổ cứng bên trong hoặc bên ngoài và ổ cứng thể rắn (SSD) – nhưng bạn không thể truy cập dữ liệu đó nhanh như khi lưu trữ ở RAM. Điều này có nghĩa là chúng phù hợp hơn với việc lưu trữ các chương trình hiện không được sử dụng hoặc hình ảnh, bài hát và video mà bạn không phát vào thời điểm đó. Về cơ bản, thiết bị lưu trữ là nơi bạn lưu lại những thứ mình muốn chạy vào lúc khác hoặc muốn chạy nhiều lần.

DRAM của Kingston FURY và ổ SSD Kingston KC2500

Thiết bị lưu trữ có 3 dạng, từ ổ đĩa cứng (HDD), đến Ổ cứng thể rắn (SSD) SATA và NVMe. Trong ba dạng trên, HDD là ổ cứng chạy chậm nhất, có cơ chế dựa trên đĩa quay từ tính và không được thiết kế để CPU truy cập nhanh, trong khi với ổ SSD, SATA ưu việt hơn HDD, còn NVMe được thiết kế cho ổ cứng SSD, liên lạc giữa giao tiếp lưu trữ và CPU của hệ thống sử dụng khe cắm PCIe tốc độ cao mà không bị giới hạn bởi kích cỡ. Ngoài ra, một điều khác cần lưu ý là thiết bị lưu trữ cũng thường có tốc độ truy cập khác nhau, được chia thành tốc độ đọc và ghi. Do không phải xoay trên đĩa để tìm dữ liệu cần đọc, ổ SSD có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn, khiến nó vô cùng phù hợp cho việc lấy một số kết cấu khổng lồ, độ phân giải cao ra khỏi thư mục cài đặt của trò chơi và đưa dữ liệu đó vào RAM hoặc bộ nhớ hoạt động của GPU.

Cũng chính vì lý do này, một số trò chơi, ví dụ như Cyberpunk 2077, khuyên bạn nên cài đặt ổ SSD vì nó có thể giảm thời gian tải. Cả hai console thế hệ mới đều được cài đặt ổ SSD, cho phép chúng giảm thời gian tải xuống gần như bằng không trong một số trường hợp, ví dụ như game Marvel’s Spider-Man trên PS5.

Tóm lại, khi các thông số kỹ thuật và yêu cầu hệ thống tối thiểu đề cập đến bộ nhớ, chúng ta có thể hiểu đó là RAM. Khi nhắc đến thiết bị lưu trữ, các thông số và yêu cầu này cho biết dung lượng còn trống trên ổ cứng hoặc ổ SSD của hệ thống hoặc dung lượng bạn cần để cài đặt một trò chơi mới.

#KingstonFURY #KingstonIsWithYou

Video liên quan

Bài viết liên quan