Trong lĩnh vực bảo vệ và mã hóa dữ liệu, các tiêu chuẩn hiện áp dụng trên toàn cầu đều chịu ảnh hưởng của Viện Tiêu chuẩn và Biện pháp Bảo vệ Quốc gia (NIST). NIST chính là cơ quan Hoa Kỳ đã thiết lập Tiêu chuẩn Mã hóa Nâng cao (AES), trong đó mã hóa AES 256 bit ở chế độ XTS là phương thức mã hóa thương mại tốt nhất hiện có để bảo vệ dữ liệu. NIST đề ra tiêu chuẩn có tên là FIPS (Tiêu chuẩn Xử lý Dữ liệu Liên bang) để quân đội và chính phủ Hoa Kỳ quy định và phê duyệt các tiêu chuẩn mã hóa nhất định, trong đó bộ tiêu chuẩn FIPS 140 được dùng để đưa ra quy định về bảo mật bằng mã hóa phần cứng và phần mềm.
Vì sao nên chọn giải pháp được chứng nhận FIPS? Như NIST giải thích: “NIST coi những phương thức mã hóa chưa đạt chứng nhận là không áp dụng bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ thông tin và dữ liệu – nói cách khác, dữ liệu đó sẽ bị coi là văn bản thuần túy không được bảo vệ và ai cũng đọc được.”
FIPS 140-2 được thông qua vào tháng 5/2001 và đã có hiệu lực hơn 20 năm qua, nhưng cùng khoảng thời gian đó, năng lực điện toán cũng đã tăng theo cấp số nhân. Dù FIPS 140-2 vẫn được coi là bảo mật cấp quân đội vững chãi, Như NIST giải thích: “NIST coi những phương thức mã hóa chưa đạt chứng nhận là không áp dụng bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ thông tin và dữ liệu – nói cách khác, dữ liệu đó sẽ bị coi là văn bản thuần túy không được bảo vệ và ai cũng đọc được.”
Ổ lưu trữ tuân thủ FIPS 140-3 đã được ra mắt từ 2023, vì vậy, chính phủ và doanh nghiệp nên bắt đầu đổi sang các loại ổ FIPS 140-3. Các ổ này có khả năng bảo vệ tốt hơn bởi Cấp độ 3 là tiêu chuẩn vàng về chống xâm phạm, cho phép phát hiện hành vi cố tình xâm nhập vật lý bằng epoxy đặc biệt trên kết cấu mạch.