Hỏi chuyên gia
Để lên kế hoạch cho giải pháp phù hợp, cần phải hiểu các yêu cầu của dự án và hệ thống. Hãy để các chuyên gia của Kingston hướng dẫn cho bạn.
Hỏi chuyên giaTrong khi đang chuẩn bị hướng đến năm 2021, chúng ta có thể nhìn lại năm vừa qua – cùng với tất cả những biến đổi và gián đoạn trong suốt cả năm – để xác định vai trò tạo ra sự biến đổi của công nghệ đối với doanh nghiệp. Trong bối cảnh hoạt động số hóa đang diễn ra khắp mọi mặt của đời sống – từ những đội ngũ làm việc từ xa cho đến những đêm đố vui trong quán rượu được tổ chức trên Zoom – chúng tôi đã hỏi cộng đồng chuyên gia của mình rằng họ dự báo những xu hướng công nghệ nào sẽ trỗi dậy trong năm mới.
Một trong những thay đổi lớn nhất trong năm 2020 đối với cả hoạt động của doanh nghiệp cũng như cuộc sống thường nhật chính là xu hướng chuyển dịch sâu rộng sang làm việc từ xa, chủ yếu là nhằm tuân thủ chính sách giãn cách xã hội và các giới hạn khác mà đại dịch COVID-19 gây ra.
Nhưng làm việc từ xa có thể tiếp tục trở thành trạng thái bình thường mới đối với các doanh nghiệp kể cả sau khi lệnh hạn chế được gỡ bỏ – tăng cường khả năng linh hoạt cho nhân viên và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp chính là những động lực chính thúc đẩy việc triển khai chính sách làm việc từ xa kết hợp. Frank Jennings (@thecloudlawyer) chỉ ra rằng “nhiều người đã quen thuộc với xu hướng làm việc từ xa, không phải di chuyển đến sở làm và có công nghệ tốt hơn. Theo tôi, các doanh nghiệp sẽ triển khai xu hướng làm việc từ xa mạnh mẽ hơn trước đây nhằm áp dụng phương thức làm việc hiện đại, linh hoạt”.
Các đội ngũ sẽ cần xây dựng những kỹ năng giao tiếp, quản lý, làm việc nhóm và tự chủ. Giuliano Liguori (@ingliguori) kiến nghị rằng những doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên làm việc từ xa “nên đầu tư vào các kế hoạch huấn luyện để phát triển lực lượng lao động linh hoạt hơn và cải thiện kỹ năng” nhằm đảm bảo xây dựng một môi trường cộng tác, năng suất cao kể cả khi làm việc từ xa. Ellie Hurst (@IM_Advent_Comms) cũng chỉ ra rằng các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu dự kiến cũng sẽ tăng mạnh.
An ninh mạng và bảo vệ dữ liệu sẽ vẫn là những thách thức chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt và có khả năng sẽ còn nghiêm trọng hơn khi ngày càng nhiều nhân viên và doanh nghiệp làm việc từ xa. CNTT ngầm (Shadow IT) – khi nhân viên sử dụng công nghệ và công cụ mà bộ phận CNTT không biết hoặc không phê duyệt – có thể đặt ra những thách thức mới về bảo mật và đòi hỏi doanh nghiệp cần tổ chức hướng dẫn và đào tạo cụ thể.
Trong bối cảnh những mối đe dọa an ninh mạng đang thay đổi nhanh chóng, cùng với phạm vi và việc sử dụng công nghệ không ngừng biến đổi, thì vai trò của các Quản lý CNTT cũng sẽ thay đổi tương ứng. Rafael Bloom (@rafibloom73) chỉ ra rằng: “'Trình quản lý dịch vụ kỹ thuật số' ngày nay có thể sẽ chính xác hơn do Cloud và SaaS đã cắt giảm nhiều nhiệm vụ CNTT”. Trọng tâm sẽ chuyển hướng sang tăng cường hỗ trợ cho các nhân viên làm việc từ xa và triển khai các biện pháp an ninh mạng. Do đó, các Quản lý CNTT sẽ sớm đóng vai trò tối trọng trong việc hỗ trợ các tổ chức làm việc từ xa.
Các hệ thống đang chuyển đổi từ việc sử dụng tại cơ sở (máy tính để bàn, máy tính người dùng có cấu hình tối thiểu "thin client") sang sử dụng ngoài cơ sở (máy tính xách tay, máy tính bảng). Do đó đòi hỏi các bộ phận CNTT phải đầu tư vào những hệ thống mới cần đến cấu hình bảo mật được rà soát, các chính sách xác thực nghiêm ngặt hơn và tăng cường khả năng kiểm tra giám sát, v.v. Với chế độ làm việc từ xa kết hợp, những hệ thống này cần có khả năng thích ứng với nhu cầu sử dụng tại nhà lẫn văn phòng. Do vậy, phải cân đối cẩn thận khoản đầu tư nhằm đảm bảo năng suất và tiết kiệm chi phí. Phương thức làm việc từ xa đã thay đổi bản chất của sự tin tưởng, đòi hỏi phải cân bằng giữa biện pháp giám sát năng suất thích hợp và không gây gián đoạn, đồng thời đảm bảo rằng nhân viên luôn cảm thấy được tin tưởng khi làm việc từ xa.
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là tài sản nòng cốt đối với an ninh mạng trong năm 2021 – khi đội ngũ nhân viên làm việc phân tán tại nhiều địa điểm, thì doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ tự động hóa và học máy để triển khai các biện pháp an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, đặc biệt là khi họ cần truy cập mạng công ty. Tuy nhiên, Giám đốc tiếp thị giải pháp Nigel Tozer (@NigelTozer) cũng nhấn mạnh rằng tội phạm mạng cũng có thể lợi dụng AI để thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào doanh nghiệp – “Tội phạm mạng giờ đây đã tiến bộ rất nhiều so với trước kia và những công cụ mà chúng sử dụng cũng ngày càng tinh vi. Khi nhiều công ty triển khai hệ thống phòng thủ bằng AI, thì những kẻ tấn công cũng sẽ sử dụng AI”.
Bên cạnh AI, cũng có thể sử dụng nhiều công cụ và quy trình khác để giảm nguy cơ tấn công mạng. Elena Carstoiu, nhà đồng sáng lập của Hubgets đề xuất nên triển khai các giải pháp Secure Access Service Edge (Dịch vụ truy cập an toàn – SASE) nhằm cho phép doanh nghiệp “ẩn vị trí” và đảm bảo khả năng truy cập an toàn từ mọi địa điểm, ứng dụng hay thiết bị – điều này đặc biệt quan trọng khi ngày càng nhiều đội ngũ đang làm việc từ xa.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục là nhân tố nòng cốt trong năm 2021, bên cạnh những công nghệ như Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn và Đám mây. Nigel Tozer dự đoán rằng “chắc chắn sẽ nổ ra những cuộc chiến mới để bảo vệ quyền riêng tư khi sử dụng Trí tuệ nhân tạo”, đặc biệt là công nghệ nhận diện khuôn mặt. Tuy nhiên, ISP Connect (@ispconnect) lại cho rằng AI chưa đạt đến tiềm năng tối đa – “AI đang tiến bộ từng ngày, nhưng 2021 chưa phải là năm chứng kiến bước đột phá lớn”.
Bên cạnh sự gia tăng về các chính sách làm việc từ xa và những bước phát triển về công nghệ, ngân sách CNTT được dự đoán cũng sẽ gia tăng trong năm tới. Rob May (@robmay70), Giám đốc điều hành của Ramsac dự đoán rằng ngân sách CNTT sẽ gia tăng để đầu tư vào “những dự án công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất, an ninh mạng và hỗ trợ lực lượng lao động làm việc từ xa”. Do ngày càng nhiều hoạt động của doanh nghiệp được triển khai trực tuyến mỗi ngày, nên phải điều chỉnh ngân sách CNTT để hỗ trợ tất cả những khía cạnh khác nhau trong quá trình chuyển đổi số.
Bên cạnh vai trò tương lai của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực an ninh mạng và ngân sách CNTT được dự kiến (cũng như được ủng hộ) gia tăng, năm 2021 sẽ mở ra những xu hướng công nghệ mới mẻ và đang phát triển. Theo Roland Broch (@rolandbroch), những xu hướng dự kiến sẽ xuất hiện bao gồm “siêu tự động hóa”, tích hợp AI và học máy vào tự động hóa toàn diện – và thậm chí là tự động hóa công nghệ tự động hóa. Rafael Bloom (@rafibloom73) dự đoán rằng lòng tin sẽ trở thành “một mặt hàng có giá trị và có thể chứng minh – hãy nghĩ đến những sự cố như tin giả, mối nguy hiểm trên mạng, hành vi xử lý dữ liệu ngầm”. Đồng thời, Rob May (@robmay70) cũng dự đoán rằng sự chú trọng vào an ninh mạng sẽ tiếp tục gia tăng – và có thể phát triển thành “Mô hình an ninh mạng phản ứng linh hoạt”.
Mặc dù không phải tất cả những dự đoán trên đều trở thành hiện thực – và thậm chí chúng tôi cũng có thể chứng kiến những điều bất ngờ – nhưng chúng tôi là những cố vấn và người hỗ trợ tin cậy để giúp đỡ các doanh nghiệp và quá trình chuyển đổi số riêng của họ. Dù đó là AI, An ninh mạng hay những tiến bộ Công nghệ khác, Kingston luôn sát cánh bên bạn, bất kể bạn làm gì, để nỗ lực hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp bạn.
#KingstonIsWithYou
Để lên kế hoạch cho giải pháp phù hợp, cần phải hiểu các yêu cầu của dự án và hệ thống. Hãy để các chuyên gia của Kingston hướng dẫn cho bạn.
Hỏi chuyên gia
Việc tìm kiếm bộ nhớ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn chọn Kingston.
Với hơn 35 năm kinh nghiệm, Kingston có đầy đủ kiến thức và tài nguyên mà bạn cần để tự tin lựa chọn bộ nhớ.
Chỉ cần nhập tên thương hiệu và số model hoặc mã sản phẩm hệ thống máy tính hoặc thiết bị kỹ thuật số để tìm ra sản phẩm Kingston bạn cần.
Tìm kiếm theo mã sản phẩm Kingston, mã sản phẩm của nhà phân phối hoặc mã sản phẩm tương đương của nhà sản xuất.