1 nhân viên trẻ ngồi làm việc trên laptop cạnh đồng nghiệp. Trên bàn có 1 camera cùng vài phụ kiện.
Thiết kế Portfolio Nhiếp ảnh của Bạn

Phô diễn Kỹ năng Nhiếp ảnh của Bạn

Portfolio với nhiếp ảnh gia giống như CV ở hầu hết các nghề khác. Trong một số trường hợp, portfolio thậm chí còn quan trọng hơn. Portfolio là tuyển tập những tác phẩm xuất sắc nhất của họ, là danh thiếp, là đại diện cho khả năng sáng tạo, phong cách, năng lực và tinh thần cống hiến của nhiếp ảnh gia. Portfolio giúp họ có được công việc (tức là: làm ra tiền).

Đó là thứ không thể xem nhẹ!

Chúng tôi đã soạn ra một số mẹo để hướng dẫn cho nhiếp ảnh gia cách thiết kế nên một bộ portfolio ấn tượng. Dù xây dựng portfolio không phải là hoạt động thông thường của chúng tôi, nhưng chúng tôi có chuyên môn giải quyết các vấn đề về lưu trữ kỹ thuật số. Chúng ta sẽ nói vấn đề này kĩ ở hơn phần sau.

Portfolio nên có những gì?

Dĩ nhiên, là ảnh mà bạn đã chụp. Thế nhưng, tạm gác chuyện đó sang một bên. Trước tiên, chúng ta sẽ thảo luận về những đầu mục mà bạn nên có trong portfolio. Ngoài muốn xem ảnh của bạn, khách hàng tiềm năng còn muốn biết đôi chút về bạn.

Khi tạo trang “Me” (Về tôi), hãy nêu rõ tên, thông tin liên hệ (địa chỉ/địa điểm, số điện thoại, email), cùng một chút thông tin chung về sở thích và trường phái nhiếp ảnh riêng của bạn, nếu phù hợp. Nếu bạn chuyên về một thể loại ảnh, hãy ghi rõ tên và lý do bạn chọn thể loại đó. Nhớ đưa vào các giải thưởng bạn đã thắng. Cùng với đó là danh sách khách hàng đã phục vụ, tác phẩm bạn đã chụp cho họ, đây sẽ là những thông tin bổ trợ tuyệt vời cho hồ sơ của bạn. Cuối cùng là các trang mạng xã hội của bạn và danh sách giá dịch vụ. Nhớ viết thật súc tích. 4-5 đoạn là đủ.

Nên đưa ảnh nào vào portfolio?

Một chiếc camera đặt trên bàn cạnh thẻ Kingston Canvas Go! Ngoài ra còn có thẻ 512 GB cắm dở. Trên bàn còn có một cây sen đá và tập hồ sơ.

Nói ngắn gọn là: Hãy chọn những bức xuất sắc nhất trong số những bức xuất sắc nhất. Vậy thì rõ ràng, đây không phải là công việc bạn nên làm khi đang ngồi chờ hẹn. HÃY DÀNH THỜI GIAN LỰA CHỌN CẨN THẬN!!!

Hy vọng là kho ảnh của bạn đã được tổ chức sẵn theo cách thức nào đó. Nếu chưa, tốt hơn bạn nên sắp xếp chúng cho gọn gàng trước. Như vậy, bạn sẽ tìm được loại ảnh mong muốn dễ dàng hơn nhiều. Khi đó, bạn cũng sẽ dễ xóa bớt những tấm tốn chỗ – chính là những tấm không đáng đưa vào portfolio. Ví dụ: xóa ảnh raw (thô), ảnh mờ nhòe, ảnh chụp thử, ảnh cá nhân chụp gia đình/bạn bè, ảnh đi chơi, v.v.

Giờ đến phần khó nhằn – mà cũng quan trọng nhất: chọn ảnh.

  • Ít mới tốt, càng nhiều thì “bạn càng tự tiễn mình ra cửa”. 15 đến 20 ảnh là đủ. Tuyệt đối không nên quá 30 tấm.
  • Sự đa dạng chính là gia vị cho cuộc sống và cả portfolio của bạn. Tránh lặp các ảnh na ná hoặc giống nhau. Tổng hợp đa dạng các thể loại ảnh, màu sắc, ánh sáng và bố cục sẽ giúp thể hiện khả năng linh hoạt và năng lực của bạn.
  • Nếu bạn đi theo phong cách chung, không chuyên về thể loại này, hãy tạo portfolio cho từng loại. Khi khách hàng tìm nhiếp ảnh gia đám cưới, họ sẽ chẳng mấy quan tâm đến giải thưởng hay ảnh chụp mô-tô ngược sáng của bạn.
  • Phần ảnh chỉ nên có ảnh, không thêm gì khác. Chú thích, chuyện hậu trường hay mấy biểu tượng cảm xúc đáng yêu đều sẽ làm “tụt mood”. Portfolio ảnh mang tính thị giác, không phải tuyển tập tạp chí, nên hãy để tác phẩm của bạn tự nói lên giá trị của chúng.
  • Sau lần lựa chọn đầu tiên, thường thì bạn sẽ lọc được nhiều hơn số ảnh cần dùng, không sao cả (nhưng nhớ, mục tiêu cuối cùng là 15-20 tấm “ngon nhất” của bạn). Giờ gì bắt đầu lọc thêm một lần nữa.
  • Lặp lại các bước ở trên.

Lọc tiếp, lọc tiếp (cho đến khi thỏa mãn yêu cầu). Khi lọc, hãy luôn ghi nhớ tiêu chí: danh mục của portfolio. Một portfolio, một thể loại. Hầu hết các đội marketing của công ty sẽ không mấy hứng thú với ảnh tiệc đám cưới trên bãi biển đâu nhé.

Thử nghiệm hiệu quả của portfolio

Một cô gái đang đứng trước cảnh thành phố, tay cầm camera và chìa ra cho người xem.

Sau khi bản portfolio nháp đầu tiên sẵn sàng, hãy đem đi thử nghiệm. Đưa cho những người khác xem. Hỏi họ xem thiết kế/bố cục đã thu hút chưa? Ảnh có hấp dẫn không? Ảnh như vậy đã đủ chưa? Có nhiều quá không? Nên sửa thêm chỗ nào? Liệu họ có thuê bạn sau khi xem portfolio này không?

Cố gắng thu về những phản hồi mang tính xây dựng từ những người thuộc 3 nhóm sau: nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, người làm trong lĩnh vực sáng tạo nhưng không phải nhiếp ảnh, và bạn bè hoặc người thân. Ý kiến của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nên có trọng lượng nhất.

Portfolio kiểu cũ vẫn được ưa chuộng

Ngày nay, portfolio kỹ thuật số là quy chuẩn chung. Nhưng vẫn có một số lý do chính đáng để đem portfolio đi in. Khách hàng tiềm năng thấy portfolio số hầu như ở khắp mọi nơi. Khi đó, bản in chất lượng cao có thể là một thứ mở mang tầm mắt của họ và đem lại lợi thế bán hàng khá tốt khi bạn gặp mặt trực tiếp khách ở địa phương. Điều đó khiến bạn không chỉ trông chuyên nghiệp hơn, mà bản in còn toát lên một hào quang thể hiện rằng bạn chăm chút sản phẩm của mình.

Luôn cập nhật

Portfolio không phải là thứ làm một lần rồi thôi. Portfolio phải phản ánh bạn ở hiện tại. Ảnh mới chụp một hay hai năm trước cũng có thể trông cũ kỹ. Hãy lập thói quen rà soát và cập nhật portfolio thường xuyên: mỗi quý, mỗi sáu tháng hoặc mỗi năm. Nhớ là, khi thêm ảnh vào, thì bạn cũng phải lọc bớt ảnh đi. Tổng số ảnh chỉ nên từ 15 đến 20 bức.

Vai trò của Kingston

Điều tuyệt vời của portfolio kỹ thuật số là bạn có thể gửi đi thật dễ dàng và tiết kiệm. Chỉ cần bấm vài đường liên kết, thế là xong. Như đã nói ở đoạn đầu, vai trò của Kingston trong chủ đề này chính là lưu trữ. Đúng là bạn có thể lưu portfolio của mình lên PC, máy tính xách tay hoặc Đám mây. Nhưng Kingston cung cấp cho bạn nhiều phương tiện để lưu (các) portfolio của mình theo cách di động hơn, thuận tiện hơn:

  • ổ USB flash mã hóa
  • thẻ nhớ SD và micro-SD hiệu năng cao/dung lượng cao (như Canvas React Plus và Canvas Go! Plus, được thiết kế cho các mục đích chuyên nghiệp với dung lượng lên đến 1 TB)
  • SSD gắn ngoài siêu nhanh như XS2000

Giá trị khi dùng những lựa chọn lưu trữ này? Tính di động. Đem tới các buổi gặp mặt với khách hàng tiềm năng, nhét vào đó tất cả các nội dung đa phương tiện bạn cần, để từ đó hiển thị toàn bộ portfolio ở định dạng đẹp đẽ, tối ưu nhất, sẵn sàng đem lại trải nghiệm xem và đọc dễ chịu cho khách hàng của bạn.

Trên đây là toàn bộ các mẹo hữu ích mà chúng tôi có để giúp bạn tự tin khởi động và phát triển sự nghiệp nhiếp ảnh của mình.

#KingstonIsWithYou

Video liên quan