một người đàn ông điều khiển flycam từ xa vào lúc chiều tà

Các bí quyết chụp ảnh bằng flycam

Nghệ thuật chụp ảnh bằng flycam đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi những thiết kế flycam nhỏ gọn xuất hiện trên thị trường. Flycam thu lại được góc nhìn toàn cảnh từ trên cao, một điều mà máy ảnh cầm tay thông thường khó có thể làm được, bởi flycam có thể bay đến những vị trí mà bạn không thể. Tất cả các thể loại nhiếp ảnh đều yêu cầu một mức chuẩn bị nào đó, nhưng với nhiếp ảnh bằng flycam, bạn có thể sẽ bị choáng ngợp với số lượng yếu tố mình cần phải lưu ý. Có một số kiến thức cơ bản và bí kíp mà bạn cần cân nhắc khi thử nghiệm với nghệ thuật nhiếp ảnh không trung này.

Tìm hiểu và lên kế hoạch

Tìm hiểu trước là một bước cực kì quan trọng đối với mọi buổi chụp hình, và còn quan trọng hơn khi chụp ảnh với flycam. Để có thể có được những shot ảnh không trung ấn tượng, bạn nên xem trước địa điểm trước khi đích thân đi đến đó. Các hệ thống định vị vệ tinh như Google Maps là một công cụ đắc lực giúp bạn thực hiện điều này. Công cụ này giúp bạn quan sát được một góc nhìn cận cảnh từ trên không về hầu hết tất cả các địa điểm. Từ đó, bạn có thể xác định liệu một địa danh nào đó có phải là nơi lý tưởng để chụp hình hay không.

Sau khi bạn đã chọn được địa điểm thích hợp, thời tiết cũng là một điểm quan trọng cần lưu ý. Hầu hết những người chơi flycam đều không muốn sử dụng chiếc flycam của mình khi thời tiết ẩm ướt hoặc có gió mạnh vì rủi ro làm hư hỏng thiết bị. Thêm vào đó, thời tiết xấu chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến hứng thú của người điều khiển chiếc flycam!

Chụp ở định dạng RAW

Những người chơi flycam chuyên sâu có lẽ sẽ biết định dạng RAW (file .DNG) được ưa chuộng hơn so với định dạng JPEG. Điều này bởi vì các flycam có bộ cảm biến nhỏ hơn nhiều so với những chiếc máy ảnh DSLR hay máy ảnh không gương lật. Cảm biến nhỏ sẽ mang đến một bức ảnh với chất lượng thấp hơn, nên khi chụp với định dạng RAW, bạn sẽ thu về được những bức ảnh với chất lượng cao nhất. Mặc dù định dạng này sẽ có dung lượng nặng hơn, nhưng mà sẽ rất đáng đấy! Trong khi đó, định dạng JPEG lại vượt trội hơn về điểm này, bởi hầu hết máy ảnh đều xử lý hình ảnh ngay lập tức để giảm kích thước của những tệp ảnh. Nhưng khi làm như vậy, những dữ liệu hình ảnh tạo nên sự khác biệt của một tấm ảnh RAW sẽ mất đi.

Khi xét đến công đoạn chỉnh sửa: Chất lượng của các tệp JPEG sẽ giảm sút, nhưng RAW thì không. Chất lượng ảnh cao hơn sẽ cung cấp nhiều dữ liệu hơn cho người dùng để xử lý trong công đoạn hậu kỳ. Các ứng dụng như Adobe Lightroom là một công cụ đắc lực giúp tinh chỉnh các bức ảnh định dạng RAW vì, thông thường, những ứng dụng này sẽ có nút chỉnh tự động giúp bạn thực hiện gần như tất cả công việc. Điều này vô cùng hữu ích cho người mới làm quen với thiết bị này!

Kiểm tra các thiết lập của flycam

Về khía cạnh thiết lập, flycam cũng giống như những chiếc máy ảnh thông thường khác. Bạn có thể chụp ảnh ở chế độ auto (tự động) hoặc manual (thủ công). Chế độ auto sẽ có những thiết lập sẵn mà máy ảnh cho là phù hợp với phong cảnh xung quanh. Những thiết lập này sẽ thay đổi dựa vào lượng ánh sáng lọt vào trong ống kính. Còn với chế độ manual, bạn có thể tinh chỉnh các thiết lập. Điều này đôi khi giúp bạn có được bức ảnh sắc nét hơn nhiều so với chế độ auto. Khi chụp ở chế độ manual, có ba thiết lập bạn cần biết: Tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO.

  1. Tốc độ màn trập – Khoảng thời gian màn trập mở ra. Chỉ số này phụ thuộc vào lượng ánh sáng bạn muốn để lọt vào cảm biến và được tính theo phần của một giây.
  2. Khẩu độ – Giúp kiểm soát độ sâu trường ảnh. Khẩu độ được đo theo tỉ lệ của tiêu cự, ví dụ như f/2.0 Khẩu độ của ống kính càng hẹp thì trường ảnh càng sâu và ngược lại, nếu khẩu độ càng lớn thì trường ảnh càng nông.
  3. ISO – Thiết lập giúp điều chỉnh độ sáng của bức ảnh. Chỉ số ISO càng thấp thì bức ảnh càng tối và ngược lại, chỉ số ISO càng cao thì bức ảnh càng sáng. Mặc dù đây là một thiết lập hữu ích, nhưng việc tăng chỉ số ISO lên cao cũng đồng thời làm tăng độ nhiễu của ảnh.

Xác định chủ thể và bố cục bức ảnh

Khi chụp ảnh với flycam, bạn sẽ cần phải tìm một chủ thể. Thông thường, chủ thể sẽ là vật thể hoặc nhân vật nổi bật nhất trong khung hình. Bất kể công đoạn hậu kỳ được xử lý công phu như thế nào, một bức ảnh không có chủ thể tốt thì sẽ không lôi cuốn được người xem. Nhưng đừng ngần ngại thử nghiệm các ý tưởng mới nhé!

Sau khi một chủ thể đã được xác định và bạn đi đến bước tìm cách để chủ thể trở nên nổi bật: các hướng dẫn về bố cục, hay 'Quy tắc Một Phần Ba' có thể được áp dụng. Cài đặt này có sẵn trên hầu hết mọi ứng dụng flycam và cách sử dụng rất đơn giản. Quy tắc Một Phần Ba chia khung hình của bạn thành 9 phần chữ nhật bằng nhau, bằng cách dùng hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc.

Bí quyết hay nhất: Bốn giao điểm của các đường kẻ được gọi là 'các điểm nút'. Các điểm này thường là nơi chủ thể xuất hiện trong bức ảnh, nhưng không lúc nào cũng vậy!

Cách lựa chọn bộ nhớ thích hợp

Khi lựa chọn thẻ nhớ microSD cho flycam, người dùng thường lưu ý về tốc độ đọc/ghi và quan trọng nhất là dung lượng lưu trữ của thẻ. Kingston cung cấp nhiều loại thẻ nhớ cho các loại thiết bị khác nhau. Ví dụ: thẻ nhớ microSD Canvas Go! Plus là một lựa chọn tuyệt vời cho những camera quay hành động và flycam, với các mức dung lượng từ 64 GB cho đến 512 GB{{Footnote.N57803}}, giúp bạn không phải lo ngại về vấn đề đầy bộ nhớ. Thẻ nhớ Canvas Go! Plus mang đến hiệu suất đạt tiêu chuẩn U3 và V30, với tốc độ truyền dữ liệu lên đến 170 MB/giây{{Footnote.N47164}} đầy ấn tượng, giúp bạn quay video 4K Ultra-HD không tì vết mà không bị chậm hay bị lược bỏ khung hình.

#KingstonIsWithYou

Video liên quan

Bài viết liên quan